Trước thực tế tấn công mạng ngày càng gia tăng và ảnh hưởng đến nhiều DN trên toàn thế giới, các nhà cung cấp dịch vụ quản lý (MSP) xem dịch vụ an ninh mạng là xu hướng công nghệ chính sẽ tác động đến thị trường trong vòng 3-5 năm tới.
Tuy nhiên, với việc cứ hai trong ba công ty MSP bị thiếu nhân viên an ninh mạng đủ điều kiện và nhiều thách thức khác, ngành công nghiệp có thể sớm phải chật vật để để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Đây là một trong những phát hiện chính trong báo cáo mới của Kaspersky Lab vào thực tế hiện tại và các xu hướng trong thị trường MSP toàn cầu.
Khi thị trường dịch vụ quản lý toàn cầu dự kiến sẽ đạt 245 tỷ USD vào cuối năm 2022, thì an ninh mạng không còn được coi là một chức năng riêng biệt hoặc tùy chọn ở các công ty MSP nữa. Thay vào đó, nó đã trở thành một phần không thể tách rời của các dịch vụ CNTT mà họ cung cấp - với sự hài lòng của khách hàng và khả năng giữ các sự cố an ninh ở mức tối thiểu, trong số các chỉ thị hoạt động chính.
Ảnh minh họa.
Báo cáo cho thấy 92% các công ty MSP hiện nay đưa an ninh mạng là một phần trong danh mục dịch vụ của họ và 51% xem nó là điều thiết yếu cho sự liên tục trong hoạt động của khách hàng. Vì thế, việc đem đến sự bảo vệ khỏi các mối đe dọa mạng được dự kiến sẽ là ưu tiên hàng đầu của các công ty MSP trong tương lai.
An ninh mạng dự kiến sẽ thúc đẩy ngành kinh doanh MSP bằng nhiều cách. Các công ty MSP với các khách hàng nhỏ hơn (khoảng 50 trạm làm việc của người dùng cuối) tin rằng việc mở rộng danh mục bảo mật của họ sẽ tạo cho họ một danh tiếng tốt trong số các công ty khác (78%) và giúp họ thu hút được khách hàng mới (77%). Trong khi đó, các nhà cung cấp dịch vụ làm việc với các doanh nghiệp lớn hơn xem an ninh mạng là một cách để giữ doanh thu hiện tại của họ (78%).
Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cho thấy các công ty MSP phải đối mặt với một số thách thức khi đầu tư vào việc mở rộng cung cấp dịch vụ an ninh mạng của họ. Hai phần ba các công ty MSP, phục vụ cả thị trường doanh nghiệp lớn (60%) và các doanh nghiệp nhỏ (58%) đều đồng ý rằng tình trạng thiếu hụt các chuyên gia bảo mật CNTT đủ tiêu chuẩn để cung cấp cho khách hàng góp phần vào thách thức của việc tăng cường cung cấp dịch vụ an ninh mạng của họ. Hơn nữa, có khoảng một nửa các công ty gặp khó khăn trong việc triển khai và quản lý từ xa các giải pháp của họ (51% và 54%).
Để vượt qua những thách thức này, các công ty MSP nên chọn các sản phẩm bảo mật dễ quản lý và sử dụng nhưng vẫn cung cấp bảo vệ chất lượng cao, điều này đặc biệt phù hợp với sự bùng phát ransomware gần đây trên toàn thế giới.
Chất lượng anh ninh mạng vẫn là yêu cầu hàng đầu của các công ty MSP vì các giải pháp bảo mật họ sử dụng cần có khả năng phát hiện và ngăn chặn ransomware một cách hiệu quả - một trong những mối đe dọa phát triển nhanh nhất trong năm 2016-2017.
Báo cáo chứng minh rằng mối đe dọa này là một sự cố nghiêm trọng đối với các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô - 54% các công ty MSP cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp cho biết đây là mối quan tâm chính của khách hàng, tiếp theo là 49% với các công ty nhỏ hơn.
Ông Vladimir Zapolyansky, Trưởng phòng kinh doanh SMB của Kaspersky Lab cho biết: “Đối với các nhà cung cấp dịch vụ,việc chỉ có các dịch vụ anh ninh mạng trong danh mục của họ là chưa đủ. Một sự cố gây thiệt hại như lây nhiễm ransomware có thể làm suy yếu danh tiếng của họ và ảnh hưởng đến mối quan hệ với khách hàng. Đó là lý do tại sao họ cần các giải pháp bảo mật mạnh và Kaspersky Lab cam kết cung cấp sự bảo vệ tốt nhất cho các thiết bị đầu cuối và các môi trường ảo hóa, để các công ty MSP có thể cung cấp nhiều dịch vụ về an ninh mạng và thúc đẩy việc kinh doanh của họ”.
Kaspersky Lab giúp các công ty MSP giải quyết nhu cầu ngày càng tăng về các dịch vụ bảo mật CNTT và thu hút khách hàng mới muốn thuê ngoài một bên thứ ba đáng tin cậy để cung cấp sự bảo vệ cho doanh nghiệp của họ.
Danh mục các sản phẩm, dịch vụ và giải pháp được cung cấp bao gồm Kaspersky Endpoint Security for Business, Kaspersky Endpoint Security Cloud, Kaspersky Security for Virtualization và Kaspersky Security for Mail Server, qua đó sẽ giúp các công ty MSP sở hữu các chức năng bảo mật quan trọng như giám sát từ xa, quản lý an ninh, bảo mật ảo hóa, bảo mật và quản lý thiết bị di động.
Nghiên cứu nói trên được Kaspersky Lab và Business Advantage khảo sát trên 569 công ty MSP và VAR với các dịch vụ quản lý từ 10 quốc gia.
Theo PCWorldVN
Thêm bình luận