Các doanh nghiệp có thể sử dụng Khung giảm thiểu rủi ro (National Mitigation Framework) của Cơ quan Quản lý khẩn cấp Liên bang, Mỹ (Federal Emergency Management Agency – FEMA) để nâng cao việc lập kế hoạch phòng chống thảm họa.
National Mitigation Framework được chia thành bảy phần chính. Mỗi phần có thể áp dụng để thực hành trong phòng chống thảm họa cho các doanh nghiệp.
National Mitigation Framework
1. Xác định các mối đe dọa và nguy hiểm
Bước đầu tiên trong bất kỳ kế hoạch phòng chống thảm họa là xác định các mối đe dọa và mối nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp.
2. Đánh giá rủi ro và khả năng phục hồi thảm họa
Bước tiếp theo là phân tích các mối đe dọa và các mối nguy hiểm được xác định và xác định mức độ ưu tiên dựa trên tần suất xảy ra và tác động tiềm năng của chúng đối với doanh nghiệp.
3. Lập kế hoạch
Tiếp theo, xây dựng một kế hoạch để giải quyết tốt nhất các phân tích được thực hiện ở bước trên. Việc xây dựng kế hoạch hiệu quả nhất trên cơ sở xác định được các mối đe dọa và các mối nguy hiểm mới. Trong quá trình lập kế hoạch, các doanh nghiệp nên làm việc với các đối tác kinh doanh chiến lược và đối tác CNTT của mình.
4. Khả năng phục hồi trong cộng đồng
Khả năng phục hồi trong cộng đồng là một thành phần quan trọng vì nó mô tả cách người lao động trong doanh nghiệp có thể giúp làm giảm các mối đe dọa và mối nguy hiểm tiềm năng. Các nhà lãnh đạo chính thức và không chính thức trong bất kỳ doanh nghiệp cần phải được thông báo và cộng tác với những người khác để thực hiện kế hoạch thành công.
Các nhà lãnh đạo chính thức là những người có vị trí lãnh đạo được chỉ định, trong khi các nhà lãnh đạo không chính thức có thể không có vị trí lãnh đạo chính thức nhưng vẫn có quyền chỉ đạo. Cả hai loại lãnh đạo cần tuyên truyền kế hoạch và đào tạo tất cả các nhân viên của họ. Bất kỳ trong số họ có thể tạo ra sự khác biệt giữa thành công hay thất bại trong việc quản lý và giảm thiểu hậu quả của sự cố hiệu quả.
5. Thông tin đại chúng và cảnh báo
Thông tin đại chúng và cảnh báo xác định cách các doanh nghiệp sẽ tìm hiểu và chia sẻ thông tin mới về các mối đe dọa và mối nguy hiểm tiềm năng. Có thể thực hiện bằng cách hợp tác với đơn vị phản ứng khẩn cấp địa phương hoặc cơ quan thực thi pháp luật. Điều quan trọng là phải xây dựng các kênh thông tin liên lạc thông tin để cập nhật thông tin về các mối đe dọa.
6. Giảm tính dễ tổn thương dài hạn
Giảm tổn thương dài hạn đại diện là yếu tố thành công cho tất cả các công việc trước đó. Các doanh nghiệp có thể tích hợp dữ liệu về các mối đe dọa đã được hu thập và phân tích trong các giai đoạn trước đó vào tất cả các khía cạnh của hoạt động.
7. Phối hợp hoạt động
Phối hợp hoạt động là yếu tố cuối cùng trong National Mitigation Framework. Cần thiết phải duy trì một cơ cấu hoạt động phối hợp cả trước và trong trường hợp khẩn cấp.
Theo TechTarget
Thêm bình luận