FBI sắp có quyền "bẻ khóa" mọi máy tính trên thế giới

Các thẩm phán Mỹ có thể sẽ ban hành quy định cho phép các cơ quan thực thi pháp luật quyền tiếp cận mọi máy tính, kể cả những máy ở nước ngoài. Đây là một thay đổi luật đang gây nhiều tranh cãi, khả năng sẽ được Tòa án tối cao Mỹ thông qua vào ngày 1/5 tới.

Thông thường, các thẩm phán chỉ có thể yêu cầu lệnh tìm kiếm, lục soát máy tính trong quyền hạn của tòa án, và quy định này chỉ hạn chế ở một số hạt. Tuy nhiên, Bộ Tư pháp Mỹ đã thúc đẩy thay đổi luật, cho rằng đó là một thay đổi thủ tục cần thiết để hiện đại hóa mã tội phạm trong thời đại kỹ thuật số.

Theo Business Insider, Google (hiện là công ty con của Alphabet) và các nhóm hoạt động tự do dân sự như American Civil Liberties Union và Access Now cho rằng, sự thay đổi luật trên sẽ mở rộng quyền hạn quá lớn cho Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) tấn công vào các mạng lưới máy tính. Họ nói điều đó có thể động chạm đến các quy định bảo vệ riêng tư.

Để thông qua thay đổi này, Tòa án tối cao Mỹ sẽ phải được sự thông qua của Quốc hội, một quyết định được xem là khó xảy ra đối với cơ quan lập pháp, trước kỳ bầu cử tổng thống Mỹ.

Những sửa đổi đề xuất đó sẽ được áp dụng vào Điều luật 41 của thủ tục tố tụng hình sự, và thường là do ngành tòa án bổ sung vào. Đó là vấn đề trung tâm của những luồng ý kiến xoay quanh những bằng chứng của vụ án mà FBI đã thu thập được, nhắm tới những kẻ chụp ảnh khiêu dâm trẻ em. Những kẻ này chỉ dùng trình duyệt internet ẩn danh là mạng Tor.

Các tòa án liên bang ở Virginia và Oklahoma nói rằng, việc FBI triển khai "kỹ thuật điều tra mạng lưới" trên các máy tính ở bên ngoài lãnh thổ địa lý của quận là không đúng luật. Chính vì thế, một người đại diện của Bộ Tư pháp Mỹ mới nói rằng đó chính là lý do tại sao cần phải thay đổi Điều 41.

Mặc dù đã mất nhiều năm tiến hành, nỗ lực nhằm mở rộng thẩm quyền của cơ quan chức năng vẫn không thu hút được sự chú ý của các vụ việc gần đây, về quyền tiếp cận thông tin số của chính phủ, như là vụ scandal FBI với Apple.

Thượng nghị sỹ Ron Wyden, một người thuộc Đảng Dân chủ ở Oregon (Mỹ), thề rằng sẽ huy động lực lượng nhằm chống lại sự thay đổi Luật 41. Một số người còn nói ông đang làm việc với bên tư pháp để ngăn chặn thay đổi nếu Tòa án Tối cao thông qua. "Sự thay đổi này có thể sẽ cho phép các nhà điều tra liên bang sử dụng thẩm quyền mà tiếp cận hàng triệu máy tính", Wyden nói.

Theo Business Insider, Google và các tổ chức khác nói rằng sự thay đổi Điều 41 dẫn tới sự thay đổi "cơ bản" của cả điều luật, và vì thế cần được Quốc hội xem xét thận trọng.

Sự thay đổi này "đặt ra vô số quan ngại phức tạp về mặt hiến pháp, luật pháp, địa lý và chính trị", Richard Salgado, giám đốc về bảo mật thông tin và thực thi pháp luật của Google từng nói.

Theo VnReview

Thêm bình luận

Plain text

  • Không được dùng mã HTML.
  • Các địa chỉ web và email sẽ tự động được chuyển sang dạng liên kết.
  • Tự động ngắt dòng và đoạn văn.