Trình duyệt UC Browser bị cáo buộc gửi dữ liệu người dùng về máy chủ ở Trung Quốc

Trình duyệt UC Browser của Alibaba đã bị chính phủ Ấn Độ soi xét vì làm rò rỉ dữ liệu di động của người dùng Ấn Độ. Một quan chức cao cấp của Bộ CNTT Ấn Độ cho biết nếu phát hiện có sai sót rò rỉ dữ liệu thực sự, Ấn Độ có thể sẽ cấm sử dụng UC Browser.

"Đã có nhiều phàn nàn UC Browser gửi dữ liệu di động của người dùng tại Ấn Độ đến máy chủ Trung Quốc. Có những phàn nàn cho biết ngay cả khi người dùng đã gỡ cài đặt hoặc xóa dữ liệu duyệt web, UC Browser vẫn tiếp tục kiểm soát DNS của thiết bị người dùng", vị quan chức yêu cầu dấu tên cho biết.

Trang India Times của Ấn Độ cho biết khi gửi email đến UC Web, hãng điều hành trình duyệt UC Browser, họ đã không nhận được phản hồi gì.

UC Browser là một đơn vị của tập đoàn Albibaba. Alibaba đã đầu tư mạnh vào ngân hàng thanh toán Paytm và công ty mẹ One97. Bên cạnh Paytm, Alibaba còn đầu tư vào hãng thương mại điện tử Snapdeal.

Năm ngoái, UC Browser tuyên bố có trên 100 triệu người dùng hàng tháng tại Ấn Độ và Indonesia. Theo báo cáo Stat-Counter vào cuối tháng 6/2017, UC Browser là trình duyệt web phổ biến thứ 2 tại Ấn Độ, sau Google Chrome. UC Browser đang dẫn đầu trên mảng trình duyệt di động với 48,66% thị phần.

Vụ việc rò rỉ dữ liệu này diễn ra đúng lúc căng thẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc đang leo thang. Bộ Điện tử và CNTT Ấn đang xem xét nghiên cứu của trường Đại học Toronto về các phát hiện "rò rỉ dữ liệu riêng tư và bảo mật, khiến dữ liệu người dùng UC Browser bị can thiệp".

Trung tâm Phát triển Máy tính cao cấp (C-DAC) cũng đang có cuộc điều tra kỹ thuật vào những cáo buộc của Đại học Toronto, trong đó nói UC Browser là trình duyệt được dùng nhiều ở Ấn Độ và Trung Quốc.

Theo VnReview

Thêm bình luận

Plain text

  • Không được dùng mã HTML.
  • Các địa chỉ web và email sẽ tự động được chuyển sang dạng liên kết.
  • Tự động ngắt dòng và đoạn văn.