Ông Nguyễn Thanh Hải, Cục trưởng Cục An toàn Thông tin (Bộ TT&TT).
Trao đổi tại tọa đàm về Công dân số và Hưởng ứng ngày sử dụng An toàn Internet 2017 diễn ra tại Hà Nội ngày 22/2, ông Nguyễn Thanh Hải, Cục trưởng Cục An toàn Thông tin (Bộ TT&TT) lưu ý, trong sự phát triển mạnh mẽ của CNTT, Internet, việc thu thập xử lý thông tin cá nhân ngày càng dễ dàng hơn. Những thông tin cá nhân như họ tên, số chứng minh nhân dân, số điện thoại, địa chỉ dùng cho việc mua bán trên mạng, chuyển phát bưu kiện, mạng xã hội, phô tô tài liệu … sẽ trở thành mặt hàng “xuất bán” ngoài ý muốn. Khi bị lộ, rơi vào tay đối tượng xấu sẽ gây ra hàng loạt nguy cơ nghiêm trọng.
Để tránh bị lợi dụng những thông tin cá nhân vào những việc bất lương, Cục trưởng Cục An toàn Thông tin khuyến cáo người dùng Internet cần thận trọng với 8 hành vi.
Cảnh giác với trang web mua sắm hàng trực tuyến
Khi mua sắm trên mạng cần phải nghiên cứu kỹ địa chỉ đăng ký của trang mạng đó, không được dễ dãi tiếp nhận và cài đặt những phần mềm không rõ nguồn gốc, cần hết sức thận trọng khi điền tài khoản ngân hàng cũng như mật khẩu hoặc mật mã để đề phòng những trang mạng nhử mồi câu cá, để ngăn chặn lộ lọt thông tin cá nhân tạo nên tổn thất về kinh tế.
Khi đăng nhập trang mạng mua sắm phải kiểm tra kỹ xem tên miền của trang đó có chính xác không, thận trọng nhấn vào thương gia bằng công cụ hỗ trợ nhắn tin tức thời, để đề phòng mạng nhử mồi câu cá.
Xử lý thích hợp tài liệu có chứa thông tin cá nhân như đơn đặt hàng nhanh, vé xe, phiếu mua sắm nhỏ
Đơn đặt hàng nhanh thường có các thông tin của người mua sắm trên mạng như họ tên, điện thoại, địa chỉ, trên vé xe, tàu cũng thường có họ tên, số CMND, địa chỉ, số điện thoại của người mua, trên phiếu mua sắm cũng thường có những thông tin trên và số tài khoản ngân hàng, ghi quá trình mua sắm…
Những thông tin này sơ xuất bị mất, rơi vào tay phần tử xấu sẽ làm lộ lọt thông tin cá nhân.
Phải biết rõ mục đích dùng bản sao chứng minh nhân dân
Các doanh nghiệp như ngân hàng, viễn thông hoặc đăng ký khảo thí, học qua mạng… đều đòi hỏi có bản sao CMND để lưu hoặc khi photo bị lưu lại trong máy.
Khi cung cấp bản sao CMND phải đề nghị ghi rõ “bản sao này chỉ được dùng cho mục đích X và thời hạn dùng là Y. Sau khi photo xong phải xoá ngay số liệu đó ở trong máy”.
Chỉ cung cấp thông tin sơ yếu lý lịch khi cần thiết
Ngày càng có nhiều người dùng phương thức đưa sơ yếu lý lịch lên mạng để tìm việc, hơn nữa thông tin cá nhân trong sơ yếu lại khá đầy đủ, có một số công ty trong các cuộc phỏng vấn thường yêu cầu điền vào “Biểu thông tin cá nhân”, phía trên yêu cầu nói rõ về quan hệ gia đình, họ tên cha mẹ, địa chỉ, số điện thoại, tốt nghiệp trường nào (chi tiết đến tiểu học), người bảo lãnh (thậm chí cả trường bảo lãnh), số CMND.
Không tiết lộ thông tin cá nhân trên blog, chat
Thông qua blog, chat, mạng xã hội… để thực hiện các hoạt động với người thân, bạn bè, có khi người dùng vô tình đưa các thông tin cá nhân thật của đối tượng như họ tên, chức vụ, nghề nghiệp, đơn vị công tác…
Những thông tin này có thể bị các phần tử xấu lợi dụng, rất nhiều kẻ lừa đảo trên mạng đã ngụy trang thân phận thật để lợi dụng những thông tin bị lộ lọt.
Do đó khi tham gia blog, chat, mạng xã hội… phải tránh tối đa lộ lọt thông tin hoặc đưa những tiêu chí thật về thân phận mình.
Thận trọng khi đưa ảnh lên Wechat, mạng xã hội
Một số cha mẹ đưa ảnh của con lên trang chia sẻ với bạn bè, gồm có cả tên của bé, tên trường học, khu nội trú…, thậm chí có những người còn thích đưa cả thẻ xe, tuyến xe chạy… Đây thường là những hành vi thường gặp làm lộ lọt thông tin cá nhân.
Do đó, khi đưa ảnh, nhất định phải cẩn thận, không được phơi ảnh có thông tin cá nhân, phải chia sẻ ảnh bằng cách thiết lập gói.
Thận trọng khi tham gia điều tra trực tuyến
Trên mạng thường hay diễn ra các cuộc điều tra sở thích, hoặc mua sắm hoặc thăm dò quan điểm…, thông thường yêu cầu viết chi tiết phương thức liên hệ và thông tin cá nhân về địa chỉ gia đình.
Trước khi tham gia các hoạt động loại này, cần phải lựa chọn trang mạng tin cậy và tìm hiểu tình hình thật sự của nó, đừng vội vàng viết thật sẽ dẫn tới bị lộ lọt thông tin cá nhân.
Wi-Fi miễn phí dễ bị lộ lọt thông tin riêng tư
Trong các smartphone thường có chức năng tự động lựa chọn Wi-Fi nên sẽ tự động kết nối với Wi-Fi công cộng. Thế nhưng, chức năng bảo vệ an toàn của Wi-Fi thường khá yếu, các hacker chỉ cần một số thiết bị đơn giản là có thể lấy cắp được tên và mật mã của bất kỳ người dùng trên mạng Wi-Fi.
Khi sử dụng Wi-Fi đăng nhập mạng ngân hàng hoặc mạng thanh toán trực tuyến khác, có thể thông qua truy nhập đầu cuối khách hàng APP chuyên môn. Để bảo vệ thông tin cá nhân của mình, tốt nhất là thiết lập kết nối Wi-Fi bằng tay.
Theo ICTNews
Thêm bình luận