Nếu không xóa mật khẩu hay tài khoản ngân hàng được iPhone, MacBook ghi nhớ thì tất cả sẽ bị đánh cắp khi tin tặc vượt qua được mật mã Passcode bên ngoài.
Trình duyệt Safari trên những thiết bị Apple sẽ phục vụ người dùng tận nơi nếu được đồng ý, theo cách là ghi nhớ các kiểu mật khẩu, thẻ tín dụng… trong lần đầu tiên và điền hộ người dùng trong những lần sau. Thậm chí những thông tin này còn được đồng bộ lên iCloud và chia sẻ với bất kỳ thiết bị nào dùng chung tài khoản Apple ID. Vì thế, một khi người dùng chọn sự tiện ích thì đồng thời sẽ bị giảm khả năng bảo mật, vì mật khẩu và thẻ tín dụng chỉ còn được bảo vệ bởi Passcode bên ngoài. Như vậy, môi trường trên chiếc iPhone hay MacBook không còn được coi là an toàn.
Như chúng ta đã biết, nguy cơ mất an toàn thông tin trên mạng Internet ngày nay có thể đến từ vô số con đường khác nhau và mục tiêu của tin tặc thường là lấy cắp tài khoản ngân hàng chiếm đoạt tài sản hoặc lấy cắp tài khoản Facebook, Gmail để đi lừa đảo chiếm đoạt tài sản người thân của nạn nhân. Đại diện Bkav cho biết, mặc dù chiêu thức dụ người dùng Facebook truy cập vào các trang web giả mạo để đánh cắp tài khoản của họ đã trở nên khá phổ biến, tuy nhiên gần đây vẫn có nhiều người dùng thiếu kiến thức bị kẻ xấu lừa chiếm đoạt tài khoản.
Nếu không xóa mật khẩu hay tài khoản ngân hàng được iPhone, MacBook ghi nhớ thì tất cả sẽ bị đánh cắp khi tin tặc vượt qua được mật mã Passcode bên ngoài. Ảnh minh họa.
Và như đã nói ở trên, còn rất nhiều con đường để lấy cắp tài khoản người dùng nữa, có thể là dựa vào các quảng cáo dạng cửa sổ nhảy xổ ra (pop-up), dạng flash hoặc cũng có thể là do chính người dùng bất cẩn để trình duyệt lưu lại mật khẩu trên những máy tính dùng chung, công cộng… Từ đó mối hiểm nguy lan ra đối với những người xung quanh.
Bảo mật thông tin cá nhân trên mạng không chỉ là bảo vệ mình mà còn là bảo vệ cho những người thân tránh khỏi cạm bẫy. Trong mục tiêu Đề án Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về an toàn thông tin đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt còn nêu rõ trên 50% người sử dụng nói chung, trên 60% học sinh và trên 70% sinh viên cần được tuyên truyền, phổ biến về các nguy cơ và kỹ năng cơ bản phòng tránh mất an toàn thông tin. Đồng thời, hơn 80% công chức, viên chức, cán bộ của các cơ quan, tổ chức nhà nước được tuyên truyền, phổ biến về thói quen, trách nhiệm và kỹ năng đơn giản để bảo đảm an toàn thông tin khi ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước.
Dù sao trong trường hợp mà chúng ta đã đồng ý lưu mật khẩu, thẻ tín dụng… trên Safari của iPhone hay MacBook mà đổi ý thì vẫn có thể xóa những thông tin ấy đi một cách thủ công. Thỉnh thoảng chúng ta cũng nên kiểm tra xem Safari đang lưu trữ những gì và có thể mạo hiểm không.
Dưới đây sẽ là vài bước để người dùng iPhone, MacBook xóa “ký ức” Safari khi cần thiết.
Xóa lịch sử Safari trên MacBook
Bước 1: Bấm vào mục Safari rồi chọn Preferences.
Xóa lịch sử Safari trên MacBook: Bấm vào mục Safari rồi chọn Preferences (mũi tên).
Bước 2: Bấm Edit đối với thông tin nào bạn muốn xóa.
Xóa lịch sử Safari trên MacBook: Bấm Edit đối với thông tin nào muốn xóa. Ví dụ như trong hình chúng ta sẽ xóa tên tài khoản và mật khẩu.
Bước 3: Đánh dấu dịch vụ nào muốn xóa rồi bấm Remove.
Xóa lịch sử Safari trên MacBook: Đánh dấu dịch vụ nào muốn xóa rồi bấm Remove (mũi tên).
Xóa lịch sử Safari trên iPhone
Bước 1: Vào Settings => Safari => Passwords & AutoFill.
Xóa lịch sử Safari trên iPhone: Vào Settings => Safari (1) => Passwords & AutoFill (2).
Bước 2: Vào mục nào muốn xóa thông tin, sau đó bấm Edit trên góc phải.
Xóa lịch sử Safari trên iPhone: Vào mục nào muốn xóa thông tin, ví dụ trong hình là mục thẻ tín dụng. Chúng ta cũng có thể tắt tự động (công tắc 4). Sau đó hãy bấm Edit (5) trên góc phải.
Bước 3: Đánh dấu thông tin muốn xóa rồi bấm Delete…
Xóa lịch sử Safari trên iPhone: Đánh dấu thông tin muốn xóa rồi bấm Delete…
Theo ICTNews
Thêm bình luận